MENU

Danh sách đơn vị

img

Thông tin đơn vị

Khoa Sau đại học

  • Địa chỉ: 19 Ngõ Hàng Cháo, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: (04) 37.338.678
  • Hòm thư:
  • Fax:
  • Website: www.hvtc.edu.vn

Khoa Sau Đại học được thành lập theo Quyết định số 111 TC/QĐ-TCCB ngày 06/4/1987 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm cụ thể hoá Quyết định số 15/QĐ-CT ngày 19/01/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh cho Trường Đại học Tài chính- Kế toán Hà Nội.

1. Giới thiệu chung

Khoa Sau Đại học được thành lập theo Quyết định số 111 TC/QĐ-TCCB ngày 06/4/1987 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm cụ thể hoá Quyết định số 15/QĐ-CT ngày 19/01/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh cho Trường Đại học Tài chính- Kế toán Hà Nội.

Thông tin liên hệ:

Khoa Sau Đại học, Học viện Tài chính

Địa chỉ: 19 Ngõ Hàng Cháo, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Email: khoasaudaihochvtc@gmail.com

2. Quá trình xây dựng và phát triển

Khoa đào tạo Sau đại học được thành lập theo Quyết định số 111 TC/QĐ-TCCB ngày 6/4/1987 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm thực hiện Quyết định số 15-CT ngày 19/01/1987 của Chủ tịch HĐBT về việc giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh cho Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà nội, nay là Học viện Tài chính, với 2 chuyên ngành: Tài chính – Lưu thông tiền tệ và Tín dụng; và Kế toán, Tài vụ và Phân tích Hoạt động kinh tế. Khoá nghiên cứu sinh đầu tiên của trường được thi tuyển vào năm 1988.

Năm 1991, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định 2555/QĐ-SĐH ngày 05/10/1991 giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà nội cũng với 2 chuyên ngành trên. Từ năm 1993 Trường chính thức tổ chức thi tuyển Cao học. Những năm tiếp theo, nhiệm vụ đào tạo sau đại học tại Học viện Tài chính được thực hiện theo các Quyết định:

Quyết định số 101/QĐ-BGDĐT- ĐH&SĐH ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ cho Học viện Tài chính với 2 chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng (mã số 60.31.12) và chuyên ngành Kế toán (mã số 60.34.30);

Quyết định số 5037/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ cho Học viện Tài chính chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng (mã số: 60.34.20).

Quyết định số 3973/QĐ-BGDĐT ngày 26/09/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ cho Học viện Tài chính với 2 chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (mã số 60.34.02.01) và chuyên ngành Kế toán (mã số 60.34.03.01);

Quyết định số 1293/QĐ-BGDĐT ngày 21/04/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ cho Học viện Tài chính chuyên ngành Quản lý kinh tế (mã số 60.34.04.10);

Các ngành Sau đại học hiện đang đào tạo tại Học viện Tài chính được thực hiện theo Quyết định số 934/QĐ-BGDĐT ngày 14/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

* Các ngành trình độ tiến sĩ:

  • Ngành: Tài chính - Ngân hàng (Mã số: 9.34.02.01).
  • Ngành: Kế toán (Mã số: 9.34.03.01).

* Các ngành trình độ thạc sĩ:

  • Ngành: Tài chính - Ngân hàng (Mã số: 8.34.02.01).
  • Ngành: Kế toán (Mã số: 8.34.03.01).
  • Ngành: Quản lý kinh tế (Mã số: 8.34.04.10).

Trải qua gần 40 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học, tính đến cuối năm 2023 đã có 12.989 học viên cao học và nghiên cứu sinh theo học tại Học viện Tài chính; trong đó có hơn 981 nghiên cứu sinh, 12.008 học viên cao học. Số học viên cao học và nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp là 11.445 ; trong đó Tiến sỹ: 660, Thạc sĩ: 10.785. Hiện số học viên và nghiên cứu sinh đang theo học sau đại học tại Học viện Tài chính là gần 1.800 trong đó hơn 200 NCS và hơn 1.500 học viên cao học. Hoạt động liên kết đào tạo không ngừng triển khai tổ chức thực hiện với nhiều trường đại học, cao đẳng trên phạm vi toàn quốc, tính đến thời điểm hiện tại, Học viện Tài chính đã liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ với: Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Kinh tế - Huế, Đại học Lạc Hồng, Đại học Duy Tân, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Xây dựng Miền Tây, Đại học Tây Nguyên, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên và Học viện Kinh tế Tài chính Lào. Các hoạt động liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở được phép của Bộ giáo dục và Đào tạo.

3. Chức năng nhiệm vụ của khoa

(Theo Quyết định số 258/QĐ-HVTC ngày 14 tháng 03 năm 2017 quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa Sau đại học Học viện tài chính)

Khoa Sau đại học là đơn vị thuộc Học viện Tài chính, có chức năng tham phạm vi toàn Học viện Tài chính. Khoa có nhiệm vụ quyền hạn cơ bản như sau:

1. Chủ trì xây dựng và trình Giám đốc Học viện ban hành các quy chế, quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện các quy định đó;

2. Nghiên cứu, tham mưu cho Ban giám đốc về giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đổi mới tổ chức đào tạo sau đại học, thí điểm mô hình đào tạo mới trình độ sau đại học tiếp nhận chuyển giao công nghệ và chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến.

3. Đầu mối xây dựng và phát triển các ngành, chuyên ngành và chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng nhu cầu xã hội, theo định hướng phát triển của Học viện

4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Ban giám đốc về kế hoạch phát triển đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở khai thác các cơ hội phát triển, các cơ hội hợp tác gắn đào tạo với nghiên cứu với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước, triển khai thực hiện kế hoạch khi được phê duyệt;

5. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ:

6. Quản lý các lớp ôn thi, bổ sung kiến thức, chuyển đổi ngành đào tạo phục vụ tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

7.  Chủ trì và phối hợp với các khoa, bộ môn và các đơn vị có liên quan quản lý một số chương trình liên kết đào tạo sau đại học theo quyết định của Giám đốc Học viện;

8. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các phân hiệu thuộc Học viện trong việc quản lý, tổ chức thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các Cơ sở theo quy định; Tham mưu giúp Giám đốc Học viện trong đào tạo và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

4. Lãnh đạo khoa và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong khoa hiện nay:

4.1. Ban Chủ nhiệm khoa

TRƯỞNG KHOA

PGS,TS. Nguyễn Trọng Thản

 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

TS.NGUT. Phạm Thị Vân Anh

 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

TS. Nguyễn Quang Hưng

 

BÍ THƯ CHI BỘ

PGS,TS. Nguyễn Trọng Thản

 

 

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

Ths. Bùi Trà My

5. Chương trình đào tạo Sau đại học hiện đang áp dụng

5.1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ

Năm 2021 Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Theo Thông tư này, Chương trình đào tạo ở trình độ thạc sĩ tại Học viện Tài chính được ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-HVTC ngày 10/01/2022 của Giám đốc Học viện Tài chính. Theo QĐ  này, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Nội dung chương trình đào tạo từng ngành thực hiện theo Quyết định số 62/QĐ-HVTC và Quyết định số 63/QĐ-HVTC ngày 26/1/2022 của giám đốc Học viện Tài chính. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ do Học viện xây dựng trên cơ sở các quy định về khối lượng kiến thức, cấu trúc chương trình được quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Mỗi chương trình gắn với một ngành đào tạo.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có khối lượng 77 tín chỉ đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu, 68 tín chỉ đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (không bao gồm chương trình học bổ sung).

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm 04 phần: Khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức ngành và luận văn hoặc đề án.

Phần 1. Khối kiến thức chung: 6 tín chỉ bao gồm 2 học phần:

          - Học phần Triết học nâng cao: 4 tín chỉ

          - Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 tín chỉ

Phần 2. Khối kiến thức cơ sở

          - Đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: Khối kiến thức cơ sở gồm 6 học phần (12 tín chỉ) trong đó có 2 học phần bắt buộc (4 tín chỉ) 4 học phần tự chọn (8 tín chỉ) và 01 chuyên đề nghiên cứu (4 tín chỉ).

          - Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng: Khối kiến thức cơ sở gồm 6 học phần (12 tín chỉ) trong đó có 2 học phần bắt buộc (4 tín chỉ) 4 học phần tự chọn (8 tín chỉ) và 01 chuyên đề thực tế (2 tín chỉ).

Phần 3. Khối kiến thức ngành

          - Đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: Khối kiến thức ngành gồm 11 học phần (32 tín chỉ) trong đó có 5 học phần bắt buộc (20 tín chỉ) 6 học phần tự chọn (12 tín chỉ) và 02 chuyên đề nghiên cứu (8 tín chỉ).

          - Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng: Khối kiến thức ngành gồm 12 học phần (34 tín chỉ) trong đó có 5 học phần bắt buộc (20 tín chỉ) 7 học phần tự chọn (14 tín chỉ) và 02 chuyên đề thực tế (6 tín chỉ).

          - Nhóm các học phần tự chọn được thiết kế theo các module kiến thức chuyên sâu làm cơ sở cho học viên định hướng cho việc lựa chọn và thực hiện luận văn, đề án tốt nghiệp khóa học.

Phần 4. Luận văn, đề án

Luận văn thạc sĩ 15 tín chỉ (đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu) và đề án tốt nghiệp 08 tín chỉ (đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng). Đề tài luận văn thạc sĩ, đề án tốt nghiệp do học viên đề xuất phù hợp với định hướng chuyên sâu của các học phần chuyên ngành bắt buộc, tự chọn và lĩnh vực thuộc ngành đào tạo.

5.2 Về đào tạo trình độ tiến sĩ

Năm 2021 Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Theo Thông tư này, Chương trình đào tạo ở trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính được ban hành theo Quyết định số 809/QĐ-HVTC ngày 06/9/2021 của Giám đốc Học viện Tài chính bao gồm 02 chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng và Kế toán.

Theo Quyết định này, Khối lượng học tập và nghiên cứu là 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ và tối thiểu 150 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học.

Kết cấu chương trình đào tạo bao gồm 05 phần: Tương tự như Quyết định số 558/QĐ-HVTC ngày 17/5/2017 của Giám đốc Học viện Tài chính.

6. Đội ngũ tham gia đào tạo Sau đại học

Hiện tại Học viện Tài chính có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, giảng viên trực tiếp tham gia đào tạo và hướng dẫn Sau đại học. Đó là: (i) 4 Giáo sư; (ii) hơn 60 Phó Giáo sư; và (iii) gần 200 Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế và quản lý, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, kiểm toán v.v…

Ngoài ra, Học viện còn có một lực lượng đông đảo các nhà khoa học kiêm chức đào tạo Sau đại học hiện đang công tác ở Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Uỷ ban KT& NS của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước…

7. Thành tích thi đua, khen thưởng

Trong nhiều năm qua, Khoa Sau đại học luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được Ban Giám đốc Học viện đánh giá kết quả cao trong công việc và  có nhiều danh hiệu thi đua bậc cao như:

- Tập thể lao động xuất sắc

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

- Huân chương lao động hạng Hai của Chủ tịch nước CHDCND Lào

Trở về đầu trang