MENU

Học viện Tài chính (Academy of finance)

Thứ hai, 01/07/2024 - 9:7
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Học viện Tài chính được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khoa học tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính. Năm 2003, Học viện Tài chính tiếp nhận thêm Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả.

Trong đó, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội tiền thân là Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 117/CP ngày 31/7/1963 của Hội đồng Chính phủ. Sự ra đời của Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương là mốc son đánh dấu sự ra đời của một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học chuyên sâu về tài chính, kế toán ở Việt Nam.

Giám đốc Học viện NGƯT.PGS.,TS. GVCC Nguyễn Đào Tùng

Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính - kế toán. 

Logo của Học viện Tài chính (Tải file) 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1.1. Trụ sở chính: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

1.2. Điện thoại: (024).38 389 326    Fax: (024). 38 388 906

1.3. Email: hocvientaichinh@hvtc.edu.vn

1.4. Websitehttps://hvtc.edu.vn

1.5. Sứ mệnh: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"

1.6. Tầm nhìn: Đến năm 2030, Học viện Tài chính trở thành 1 trong 5 cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý – Quản trị, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế… Đến năm 2045, đưa Học viện Tài chính trở thành một trong 100 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Châu Á, một trong 1.000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế.

 1.7. Giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”.

1.8 Triết lý giáo dục: "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi"

1.9. Mục tiêu chiến lược: “Xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.”

II. TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

2.1 Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước

Huân chương Hồ Chí Minh năm 2013.

Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba

Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2 năm 2018.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba

Huân chương Tự do ISALA hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba của nước Cộng hòa DCND Lào.

Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.

2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm: Hội đồng Trường, Ban Giám đốc Học viện, Hội đồng khoa học và đào tạo và các Hội đồng tư vấn, tổ chức Đảng và các đoàn thể.

Tổ chức bộ máy của trường gồm 14 khoa, 12 ban chức năng và tương đương, 02 Viện, 03 Trung tâm, 01 tạp chí; với tổng số viên chức, lao động hợp đồng của Học viện tính đến 31/12/2022 là 633 cán bộ, trong đó có 423 giảng viên; 210 cán bộ, viên chức quản lý, phục vụ và nghiên cứu viên. Trong số 423 giảng viên có 02 GS, 48 PGS, 162 TS, 207 ThS và 04 NGND, 11 NGƯT.

2.3 Định hướng phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035

Trước xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, Học viện Tài chính chủ trương phát triển theo các định hướng cơ bản là:

Thứ nhất: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; khai thác và phát huy tối đa tiềm lực cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, trình độ cao đảm bảo thích ứng và đáp ứng  được yêu cầu của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0

Thứ hai: Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức quản lý đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp trong môi trường quốc tế, thúc đẩy tự học qua nghiên cứu sáng tạo và trải nghiệm.

Thứ ba: Chú trọng nâng cao năng lực và thành tích NCKH. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.

Thứ tư: Chủ động hội nhập quốc tế trên các mặt hoạt động của Học viện, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo đại học chính quy, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học.

Thứ năm: Đổi mới quản trị Đại học gắn liền với tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội, tạo môi trường học thuật cởi mở, sáng tạo và quốc tế; tăng cường thu hút được các thanh niên ưu tú và học giả xuất sắc đến tu nghiệp và nghiên cứu tại Học viện Tài chính.

Số lượt đọc: 264977


Tin mới

Tin đã đăng

Trở về đầu trang