MENU

Hồi tưởng về Trường Đại học Tài chính Kế toán thời chống Mỹ

Thứ tư, 19/11/2008 - 14:38
Tôi may mắn được theo khoá học 3 Đại học chuyên tu được tổ chức cho cán bộ có tiêu chuẩn chủ yếu từ cán sự bậc 2 t rở lên, kể cả một số đồng chí trường, phó phòng ở cơ quan Trung ương Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài chính TRưởng, phó Chi cục thuế tỉnh, thành phố, Giám đốc xí nghiệp quốc doanh... Khoá học này kéo dài từ giữa năm 1966 đến 1969, tập trung đến 400 cán bộ, chia thành 12 lớp, gồm nhiều khoa: ngân sách, thu quốc doanh và thuế, hành chính sự nghiệp, kế toán, kiến thiết kinh tế... đại bộ phận sinh viên khoá này được bố trí ở nhờ nhà dân tại xã Lãng Công, nên công tác dân  vận được đặt thành vấn đề quan trọng trong khoá học. Một số đồng chí đi học "cả đôi"  được tự "xây nhà hạnh phúc", các chị sinh viên được bố trí vào khu tập thể dành riêng cho nữ.
Dẫu trước đây ở cương vị công tác gì, đến đây mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường học về tập, dân vận, sinh hoạt, lao động....
Nhờ lại trong nhiều cuộc họp buổi chiều ở tổ, chúng tôi đã vinh dự được số thầy giáo, phụ giáo tận tình đến lợp trao đổi phương pháp học tập có hiệu quả hoặc những điểm cần nắm chắc trong mỗi môn học, nhất là tổng kết bài học giúp chúng tôi có kết quả thi tốt. Hàng năm, chi hội sinh viên cũng đã tổ chức các buổi gặp mặt thân mật giữa thầy giáo và sinh viên để chào mừng ngày Hiến chương các nàh giáo (20/11), biểu thị lòng biết ơn đến các thầy giáo đã tận tình giúp đỡ nâng cao trình độ toàn diện cho sinh viên. Nhân ngày sinh viên Việt Nam (9/1), Chi hội sinh viên cũng tổ chức lễ kỷ niệm cùng ôn lại những tấm gương hy sinh xương máu cao cả và tinh thần đấu tranh bất khuất của sinh viên miền Nam vì độc lập, tự do của tổ quốc thân yêu.
Thật vô cùng thiếu sót nếu một số kỷ niệm về học tập của khoá chuyên tu 3 mà quên nói đến tình hình sinh hoạt, lao động của khoá học này có nhiều điểm khá khắc biệt.
Trước ngày khai giảng, chúng tôi đều phải tham gia lao động, xây dựng trường lớp với một số hội trường chắc chắn bằng tre, lá, được nguỵ trang cẩn thận dưới những lùm cây um tùm. Nếu lớp học được đào sâu xuống hơn 1 mét so với mắt đất bình thường, có các đường giao thông hào nối với một hệ thống các hám trú ẩn quanh lớp, để phòng máy bay địch đến bắn phá. Bàn, ghế lớp học toàn bằngtre, vầu tươi, khai thác từ các rừng lân cận. Sau một thời gian sử dụng tre vầu bị khô teo lại, bàn ghế xô xệch, sinh viên phải tự lo tu sửa kịp thời.
Thức ăn hàng ngày chủ yếu là rau, sắn, chuối xanh... Anh chị em thường nhắc đến câu chuyện vui xẩy ra khi đồng chí Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đến thăm trường và tham quan bếp ăn. Đồng chí Thứ trưởng đã có nhận xét vui thế này: đời sống của sinh viên khá cao, được ăn nhiều thịt trâu. Thực ra đây là chuối xanh có nhiều nhựa, sau khi chuối bị đen, nên đồng chí đã tưởng lầm là thịt trâu.
Thời gian tham gia khoá học khá dài cũng đã giúp tôi  vươn lên vượt qua nhiều khó khăn, tập trung tư tưởng về lý luận gắn với thực tiễn sinh động, qua nhiều đường  lối chính trị cách mạng, qua các chính sách kinh tế - tài chính thích hợp với từng giai đoạn lịch sử, học thêm được nhiều kỹ thuật về nghiệp vụ, chuyên môn, nâng dần trình độ "hồng thắm, chuyên sâu", cùng có được lập trường kiên định, phấn đấu theo lý tưởng, mục tiêu của Đảng, làm việc vì dân./.      
Huỳnh Văn Quế/Cựu sinh viên chuyên tu 3

Số lượt đọc: 0


Trở về đầu trang