MENU

Những khoảnh khắc lịch sử của đại thắng mùa Xuân 1975

Thứ tư, 29/04/2020 - 15:49
(HVTC) - Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã hoàn thành trọn vẹn mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra.

Với đại thắng này, cách mạng đã giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam, chấm dứt 21 năm chia cắt đất nước, đưa đến sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, vùng biển; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ Tổ quốc Việt Nam.

Chiến dịch lấy tên “Hồ Chí Minh” mang tầm vóc đại thắng của dân tộc, một chiến công hiển hách dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng ôn lại những dấu mốc và hình ảnh tư liệu quý về chiến thắng oanh liệt này nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4.1975

Lính nguỵ cùng phương tiện dồn ứ trên bến Thành Hội – đường số 7 để chờ qua sông Ba

Giải phóng hoàn toàn căn cứ Thuận An, Huế, ngày 25/3/1975

Xe tăng của quân ta trên đường phố Đà Nẵng ngày 29/3/1975

Quân Giải phóng tiến công giải phóng thị xã Xuân Lộc tháng 4/1975

Quân Giải phóng tiến công vào cửa Ngọ Môn, phía trước Thành nội Huế ngày 25/3/1975

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Quân Giải phóng tiếp quản tỉnh Long Khánh ngày 21/4/1975

 Quân giải phóng giải phóng thị xã Tam Kỳ- Quảng Ngãi

Tiến về Sài Gòn trong sự chào đón của quần chúng nhân dân

Xe tăng của Quân Giải phóng húc đổ cánh cổng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4

 Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các bị bắt và phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước Quân giải phóng

Ngày 4/5/1975, chuyến tàu chở 36 tử tù từ Côn Đảo về đất liền cập bến Rạch Dừa, Vũng Tàu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long  nghe thấy tiếng kêu của một bà má: “Má cứ tưởng con chết rồi" và nhìn thấy một bà mẹ già người Nam Bộ đang ôm choàng người con trai tử tù của mình, nghẹn ngào. Ông đã bấm máy khoảng khắc xúc động này. Nhân vật chính trong tấm ảnh là đồng chí Lê Văn Thức, người tử tù có số 268, sinh năm 1941, hiện đang ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Trước 1968, ông Thức là cán bộ giao liên tình báo hoạt động trong hàng ngũ của địch. Sau cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, vì một kẻ phản bội chỉ điểm, ông bị lộ và bị kẻ thù bắt, kết án tù tử hình rồi đày đi Côn Đảo.

Sau 7 năm liên tục ở trại tù tử hình Côn Đảo, 30/4/1975, nghe được tin Sài Gòn giải phóng, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Côn Đảo, ông cùng các đồng đội trong nhà tù Côn Đảo đã nổi dậy, phá nhà giam, bảo đảm an toàn cho những tù nhân tại đây thoát khỏi cảnh lao tù.

Ban CTCT&SV (ảnh tư liệu)

Số lượt đọc: 5010


Trở về đầu trang