MENU

Thông tin về những kết luận mới của luận án tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh

Thứ hai, 18/05/2020 - 15:4
1. Đề tài luận án : "Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam”.

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                    Mã số: 9.34.02.01

2. Họ và tên NCS: Nguyễn Thùy Linh

3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Minh Sơn và TS Lê Thị Thùy Vân   

4. Những kết luận mới của luận án:

Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận

            Luận án đã bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học về năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại: (1) luận giải  chi tiết ý nghĩa nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM (2) xây dựng và phân tích các nội dung năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM (3) hoàn thiện một số tiêu chí phản ánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.

            Luận án đã hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam gồm ngân hàng Citibank, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

            Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

            + Nghiên cứu sinh đã sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực QTRRTD tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở Việt Nam để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019. Với phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, NCS đã phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực QTRRTD tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam. Với nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã chỉ ra mức độ thành công, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế một cách sát thực. Từ những nghiên cứu đó, luận án đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn đáng tin cậy, đây là phương pháp đánh giá thực trạng có nhiều ưu điểm hơn so với các đề tài tương tự đã công bố.

+ Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2030 như: Nâng cao năng lực quản trị điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel; Nâng cao năng lực xây dựng và vận hành công cụ đo lường rủi ro tín dụng; Hoàn thiện tuyến phòng thủ cuối cùng trong mô hình ba tuyến phòng thủ nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng; Nâng cao năng lực xử lý rủi ro tín dụng, áp dụng các công cụ phân tán rủi ro như các công cụ phái sinh, bảo hiểm tín dụng…

Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2030.

Tải Kết luận mới bản tiếng Anh

Tải Tóm tắt

Tải Tóm tắt bản tiếng Anh

Khoa Sau đại học

Số lượt đọc: 1401


Trở về đầu trang